Tag: RFI Tieng Viet

  • Pham Doan Trang in RFI Tiếng Việt: Nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng nhân quyền « Martin Ennals »

    Listen to Mr. Pham Chinh Truc, the brother of journalist Pham Doan Trang, as RFI tiếng Việt sought his reaction after the prominent human rights defender was proclaimed as one of the 2022 Martin Ennals Laureates.  

    Title: Nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng nhân quyền « Martin Ennals »
    Publish Date: January 20, 2022
    Publisher: RFI Tiếng Việt


    Full Article and Interview Transcription:

    Original texts in Vietnamese:

    Ngày hôm qua, 19/1/2022, tại Genève, Thụy Sĩ, ban tổ chức giải thưởng nhân quyền « Martin Ennals » đã xướng tên nhà báo Phạm Đoan Trang – nhà báo, nhà hoạt động xã hội người Việt Nam, vừa bị kết án 9 năm tù hồi tháng 12/2021.

    Phạm Đoan Trang được vinh danh vì các nỗ lực từ hơn 10 năm nay trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân. Ban tổ chức giải thưởng nhấn mạnh các sáng kiến của cô, bao gồm việc lập ra trang mạng thông tin nhân quyền và luật pháp Luật Khoa tạp chí, và Nhà xuất bản Tự Do.

    Cô Đoan Trang bị bắt vào ngày 7/10/2020, bị giam giữ biệt lập suốt hơn một năm, sau đó bị kết án chín năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Bản án này bị các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia lên án mạnh mẽ. Hiện tại, nhà báo Đoan Trang bị giam tại Hà Nội. Kể từ sau bản án cô tiếp tục không được phép gặp gia đình và không được điều trị y tế.

    Giải thưởng Martin Ennals được tổ chức hàng năm nhằm ghi nhận nỗ lực và vận động bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới. Giải thưởng được thành lập năm 1992, mang tên Martin Ennals, nhà hoạt động nhân quyền người Anh từng là tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Hội đồng chấm giải gồm đại diện của mười tổ chức nhân quyền nổi tiếng.

    Trả lời RFI tiếng Việt, ông Phạm Chính Trực, người anh ruột của nhà báo Phạm Đoan Trang, từ Hà Nội, chia sẻ cảm nhận của ông sau khi biết được thông tin này.

    Ông Phạm Chính Trực : “Đó là sự động viên cho Trang, cũng như cho cả gia đình của mình. Mình nghĩ rằng Trang chưa biết tin vui này đâu. Mình nghĩ đó cũng là động lực tinh thần khá tốt cho mẹ đẻ của Trang. Nhiều người cũng biết là mẹ mình đã ngoài 80 rồi. Suốt thời gian dài (từ khi Trang bị bắt), chỉ được gặp Trang trong phiên sơ thẩm, chỉ nhìn thấy con gái trong phiên tòa thôi.

    Gia đình đến giờ phút này rất thương và luôn tự hào về Trang. Đó là thông điệp mà mình luôn muốn nhắn nhủ với Trang. Mình nghĩ là thông tin này hy vọng sẽ giúp thức tỉnh, giúp hiểu được phần nào về Đoan Trang. Chứ còn bây giờ trong các thông tin trên mạng xã hội chủ yếu vẫn là thông tin của các báo nhà nước thôi. Họ định hướng, rồi làm cho nhiễu loạn làm cho nhiều người, thậm chí cả những người ruột thịt của mình cũng không hiểu được những việc Trang làm.

    Mình nghĩ giải thưởng này có thể cung cấp cho người ta một góc nhìn mới, và giúp người ta hiểu được rằng, à, những việc Trang làm không những trong nước mà bạn bè quốc tế, cộng đồng thế giới người ta cũng đánh giá rất cao, và đấy cũng là điều mà theo mình là cảnh tỉnh, để người ta có ý thức hơn, quan tâm hơn về chính trị. Ở góc độ đó, về mặt lâu dài, sẽ có tác dụng cho sự thay đổi về thể chế chính trị tại Việt Nam. Hy vọng là như vậy“.


    Translated in English:

    Yesterday, January 19, 2022, in Geneva, Switzerland, the organizers of the “Martin Ennals” human rights award named journalist Pham Doan Trang – a Vietnamese journalist and social activist who was recently arrested. sentenced to 9 years in prison in December 2021.

    Pham Doan Trang was honored for her efforts over the past 10 years in protecting the people’s right to freedom of expression and access to information. The awards organizers highlight her initiatives, including the creation of a legal and human rights information website, Faculty of Law, and Freedom Publishing House.

    Ms. Doan Trang was arrested on October 7, 2020, held in isolation for more than a year, then sentenced to nine years in prison for ” Propaganda against the State of the Socialist Republic of Vietnam “. This judgment was strongly condemned by international organizations and many countries. Currently, journalist Doan Trang is detained in Hanoi. Since the sentence she has continued to be denied access to her family and has not received medical treatment.

    The Martin Ennals Awards are held annually to recognize the efforts and advocacy of human rights activists around the world. The award was established in 1992 and named after Martin Ennals, a British human rights activist who served as secretary general of Amnesty International. The judging panel consists of representatives of ten well-known human rights organizations.

    Responding to RFI in Vietnamese, Mr. Pham Chinh Truc, the brother of journalist Pham Doan Trang, from Hanoi, shared his feelings after learning this information.

    Mr. Pham Chinh Truc : ” It’s an encouragement for Trang, as well as for my whole family. I don’t think Trang knows this good news yet. I think it’s also a pretty good spiritual motivation for Trang’s biological mother.

    The family to this moment is very loving and always proud of Trang. That is the message that I always want to convey to Trang. I think this information will hopefully help awaken, help understand a bit about Doan Trang. But now, the information on social networks is still mainly the information of state newspapers. They oriented, and then caused disturbances that made many people, even their own relatives, not understand what Trang did.

    I think this award can give people a new perspective, and help people understand that, well, Trang’s work is not only appreciated in the country but also by international friends and the world community. very high, and that is also what I think is a wake-up call, so that people are more conscious and interested in politics. From that perspective, in the long run, it will work for the change of political institutions in Vietnam. Hopefully so .”


  • Pham Doan Trang in RFI Tiếng Việt: Báo cáo vụ Đồng Tâm : “Những khuất tất của chính quyền Việt Nam”

    Luật Khoa magazine editor Pham Doan Trang is also one of the authors of the Dong Tam Attack Report, a 28-page document forwarded to international human rights organizations and delivered to the office of a US Congressman.  In this interview, Ms. Pham shares their basis for coming up with the document and what they hope to achieve.


    Full transcription in Vietnamese:

    Phạm Đoan Trang : “Vụ việc này đầy khuất tất từ phía chính quyền. Điểm đáng nói đầu tiên là về cái chết của ba sĩ quan công an. Công an nói có ba chiễn sĩ hy sinh, bị quân khủng bố phóng hỏa, giết. Trên mạng có những bức ảnh cho thấy thi thể của ba người này chỉ còn là than. Bản báo cáo về vụ Đồng Tâm chỉ ra rằng, bình thường cơ thể con người, để thành tro cháy gần hết như vậy cần mất khoảng ba hay bốn tiếng. Không có lý gì lực lượng công an để đồng đội của họ cháy trong ba tiếng đồng hồ mà không dập lửa. Cũng như là bom xăng, một chai xăng mà đơn vị đo là 0,65 lít thì không thể gây ra một vụ cháy kinh hoàng như vậy. Tường nhà thì không ám khói, không có dấu vết của một vụ hỏa hoạn. Điểm đáng ngờ thứ hai liên quan đến cái chết của cụ Kình. Cụ bị giết thế nào ? Ai giết ? Tại sao lại bị mổ tử thi ? Biên bản khám nghiệm tử thi ấy đâu ?

    Điểm thứ ba là cáo buộc của chính quyền nói cụ Kình và gia đình, dân Đồng Tâm là khủng bố, tàng trữ vũ khí. Vậy chính quyền đã biết chuyện những người dân Đồng Tâm tàng trữ vũ khí -nếu có, từ thời điểm nào ? Nếu biết từ trước tại sao không xử lý đúng quy trình tố tụng ? Thí dụ như thông báo trước, thậm chí có thể đến vây hãm, yêu cầu đầu hàng. Nhưng ít nhất phải chờ đến khi bên trong có động thái, thí dụ như bắt con tin, hay đe dọa sát hại con tin trong nhà thì mới có thể tấn công. Nếu như họ vẫn ở trong nhà và cố thủ thì vẫn phải đợi. Bạo lực chỉ là biện pháp cuối cùng. Ngoài ra còn có vấn đề những người khác bị bắt, bị ép cung, tra tấn. Dấu hiệu rõ ràng là nếu chỉ đánh nhau bình thường, mặt không thể có những vết bỏng. Không thể có những vết cháy trên mặt. Đó là dấu vết của sự tra tấn rất rõ”.

    Mục đích báo cáo về vụ Đồng Tâm là gì ?

    Phạm Đoan Trang : “Chúng tôi nhận thấy rằng, từ trước đến giờ, trong tất cả những sự kiện tương tự hoàn toàn nhà nước độc quyền phát ngôn. Trong vụ Đồng Tâm, câu chuyện đến một mức quá xa, nghĩa là nhà nước không chỉ phát ngôn mà còn đàn áp thẳng cánh những người cung cấp thông tin. Trong một tuần lễ, tôi biết có ít nhất ba người bị công an bắt vì đã đưa tin trái chiều về Đồng Tâm. Đưa tin và quan điểm về Đồng Tâm. Thậm chí chỉ chia sẻ bài trên Facebook. Bài có nội dung trái với những gì truyền thông nhà nước đã đưa. Cho nên chúng tôi quyết định, trong một thời gian cực ngắn, chỉ 2 ngày, để làm báo cáo đó.

    Chúng tôi muốn là có một nguồn thông tin tham khảo dành cho cộng đồng quốc tế cũng như là cho người trong nước. Chúng tôi mong muốn vấn đề sẽ được quốc tế hóa, được cộng đồng quốc tế, các chính phủ, những nước dân chủ và các tổ chức quốc tế về nhân quyền như Human Rights Watch hay Amnesty International, lên tiếng, gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam cho phép điều tra độc lập, hoặc thừa nhận tội lỗi của mình. Hay ít nhất là giảm án, bảo vệ những người đã bị bắt. Hiện giờ những người chưa bị bắt, những nhân chứng còn sống sót bị đe dọa khủng bố rất kinh hoàng”.


    Full Transcription in English:

    Pham Doan Trang:“This case is full of uncertainty from the government side. The first point worth mentioning is about the deaths of three police officers. The police said that three soldiers died, were set on fire and killed by terrorists. Online there are The photos show that the bodies of these three people are reduced to coal.The report on the Dong Tam incident indicates that, normally, the human body, to burn most of the ash, takes about three or four hours. There is no reason for the police force to let their comrades burn for three hours without putting out the fire.Like a petrol bomb, a bottle of gasoline that measures 0.65 liters cannot cause a fire. The house was so horrifying, the walls of the house were not covered with smoke, there was no trace of a fire. The second point of suspicion concerns the death of Mr. Kinh. How was he killed? Who killed? Why was he operated on? Where’s the autopsy report?

    The third point is the government’s accusation that Kinh and his family and people in Dong Tam are terrorists and possess weapons. So the government knew about the Dong Tam people’s possession of weapons – if so, when? If you knew in advance, why didn’t you handle the proceedings properly? For example, advance notice, maybe even siege, requesting surrender. But at least you have to wait until there is an action inside, such as taking hostages, or threatening to kill hostages in the house, before you can attack. If they were still at home and entrenched, they would still have to wait. Violence is only a last resort. There is also the issue of others being arrested, forced to surrender, tortured. The obvious sign is that if it’s just a normal fight, the face can’t have burns. There can be no burn marks on the face. It’s a very clear mark of torture.”

    What is the purpose of reporting on the Dong Tam case?

    Pham Doan Trang : “We have found that, in all similar events, the state has completely monopolized the speech. In the Dong Tam case, the story goes too far, that is, the state. In a week, I know at least three people were arrested by the police for reporting conflicting information about Dong Tam. Tam. Even just shared the article on Facebook. It had content that was contrary to what the state media had reported, so we decided, in a very short time, just 2 days, to do that report.

    We want to be a reference source for the international community as well as for local people. We hope the issue will be internationalized, voiced by the international community, governments, democratic countries and international human rights organizations such as Human Rights Watch or Amnesty International. Vietnamese authorities allow independent investigation, or admit guilt. Or at least reduce the sentence, protect those who have been arrested. Now for those who have not been arrested, the surviving witnesses are facing terror threats.”


  • Pham Doan Trang in RFI Vietnamese Việt Nam : Blogger Phạm Đoan Trang được giải tự do báo chí của RSF

    Luật Khoa co-founder and journalist Pham Doan Trang is named as one of the three awardees of the Reporters Without Borders (RSF) 2019 Press Freedom Prize.


    Full Article in Vietnamese:

    Tối qua 12/09/2019 tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã trao Giải tự do báo chí 2019 cho ba nhà báo nữ, trong đó có blogger Phạm Đoan Trang ở Việt Nam.

    Giải thưởng này lần đầu tiên được trao tại Berlin, ở nhà hát Deutches Theater, với sự hiện diện của nhiều khách mời quan trọng như thị trưởng Berlin (Michael Müller), tổng biên tập The Guardian (Alan Rusbridger) và một số nhà báo từng đoạt giải.

    Phạm Đoan Trang được tặng giải « Tác động », dành cho các nhà báo đã giúp cải thiện cụ thể sự tự do, độc lập và đa chiều của nghề báo hoặc đánh động ý thức về vấn đề này. Bà đã thành lập Luật Khoa tạp chí trên mạng và tham gia biên tập trang web thevietnamese, giúp độc giả hiểu thêm về luật pháp để bảo vệ quyền lợi của mình, chống lại sự độc đoán.

    Bà Đoan Trang cũng là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có một tác phẩm cổ vũ quyền của cộng đồng LGBT (người đồng tính, chuyển giới). Blogger này từng bị đánh đập nhiều lần, và bị giam giữ tùy tiện nhiều ngày trong năm 2018.

    Giải « Can đảm » được trao cho nhà báo Ả Rập Xê Út Eman Al Nafjan, người sáng lập trang web SaudiWomen.me và là tác giả nhiều bài viết trên báo chí quốc tế, đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ Ả Rập Xê Út. Bà bắt tháng 5/2018 và hiện nay đang trong tình trạng bị quản thúc, có nguy cơ lãnh án đến 20 năm tù.

    Giải « Độc lập » dành cho nhà báo Caroline Muscat ở Malta. Sau khi nhà báo điều tra Daphne Caruana Galizia bị ám sát, bà Muscat tiếp tục tố cáo nhiều vụ tham nhũng liên quan đến các quan chức Malta.

    Được thành lập năm 1992, các giải thưởng của Phóng Viên Không Biên Giới ngoài giá trị danh dự còn được kèm theo số tiền tượng trưng là 2.500 euro. Trong quá khứ, RSF đã từng trao giải cho một số nhân vật như Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), sau này trở thành khôi nguyên Nobel.

    Trên Facebook cá nhân, blogger Phạm Đoan Trang đã đăng một video clip (có phụ đề tiếng Việt) gởi đến tham gia buổi lễ trao giải do không đến dự được, đồng thời gởi lời cám ơn đến những độc giả lâu nay của bà.


    Full Article in English:

    Last night, September 12, 2019, the Paris-based organization Reporters Without Borders (RSF) awarded the 2019 Press Freedom Prize to three female journalists, including blogger Pham Doan Trang in Vietnam.

    This award was presented for the first time in Berlin, at the Deutches Theater, in the presence of many important guests such as the mayor of Berlin (Michael Müller), editor-in-chief of The Guardian (Alan Rusbridger) and a number of journalists. award-winning.

    Pham Doan Trang was awarded the “Impact” award, which is given to journalists who have specifically helped improve the freedom, independence and multi-dimensionality of journalism or raised awareness about this issue. She founded Luat Khoa, an online magazine and edited the website thevietnamese, helping readers understand more about the law to protect their rights and fight tyranny.

    Ms. Doan Trang is also the author of many books, including one that promotes the rights of the LGBT community (gay, transgender). This blogger was beaten many times, and arbitrarily detained for several days in 2018.

    The “Courage” award was presented to Saudi journalist Eman Al Nafjan, the founder of the website SaudiWomen.me and the author of many articles in the international press, fighting for the rights of Saudi women. . She was arrested in May 2018 and is currently under house arrest, risking a sentence of up to 20 years in prison.

    The “Independence” award goes to journalist Caroline Muscat from Malta. After the assassination of investigative journalist Daphne Caruana Galizia, Ms. Muscat continued to denounce numerous corruption cases involving Maltese officials.

    Established in 1992, the awards of Reporters Without Borders, in addition to the honorary value, are accompanied by a symbolic amount of 2,500 euros. In the past, RSF has awarded prizes to a number of people such as Liu Xiaobo (Liu Xiaobo), who later became a Nobel laureate.

    On her personal Facebook, blogger Pham Doan Trang posted a video clip (with Vietnamese subtitles) sent to attend the award ceremony because she could not attend, and thanked her longtime readers.